Bạn đang xem bài viết Phô mai là gì? Các loại phô mai và lợi ích đối với sức khỏe tại ibsvietnam.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phô mai ngày nay không còn quá xa lạ với người dùng Việt. Trong phô mai chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Hãy cùng ibsvietnam.edu.vn tìm hiểu về phô mai là gì và các công dụng tuyệt vời nhé!
Tìm hiểu về phô mai
1.1. Phô mai là gì?
Phô mai, hay còn gọi là pho mát, phổ mách, phôma (tiếng Pháp) hoặc cheese/cheeze (tiếng Anh, Mỹ). Đây là dạng thực phẩm được chế biến và nén từ phần rắn được tách ra sau khi kết đông, lên men các sản phẩm sữa có thể là sữa bò, sữa dê, sữa cừu hoặc các động vật có vú.
Tuỳ vào nguyên liệu, cách chế biến, cách sản xuất mà từng loại phô mai khác nhau sẽ mang trong mình hương vị và màu sắc khác nhau.
Phô mai là gì
1.2. Thành phần dinh dưỡng
Trong phô mai có nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cung cấp canxi, chất béo và protein tuyệt vời. Ngoài ra nó còn chứa một lượng lớn vitamin A và vitamin B12, cùng với kẽm, phốt pho và riboflavin. Phô mai làm từ sữa của 100% các loài động vật ăn cỏ sẽ có chất dinh dưỡng cao nhất và cũng chứa axit béo omega-3 và vitamin K2.
Thành phần dinh dưỡng của phô mai
Các loại phô mai phổ biến
2.1. Mozzarella cheese
Mozzarella có nguồn gốc từ Ý được làm từ nguyên liệu là sữa trâu nước hoặc sữa bò. Mozzarella sẽ có màu trắng đến hơi ngả vàng và được dùng ngay sau khi làm ra. Hiện nay, người ta thường bảo quản sản phẩm này trong các túi hút chân không với hạn sử dụng lên đến vài tháng. Có thể dùng trong các loại bánh pizza, dùng ăn kèm mì Ý, salad,…
Mozzarella Cheese
2.2. Cheddar
Phô mai Cheddar có nguồn gốc từ Anh với nguyên liệu từ sữa và có đặc điểm càng ủ lâu phô mai càng cứng và có màu vàng càng đậm hơn. Để có được một mẻ phô mai Cheddar chất lượng, thời gian ủ phải kéo dài 9 – 24 tháng để phô mai có màu vàng rõ rệt, đạt được độ “chín” và mang lại hương vị hoàn hảo nhất. Được dùng để thái lát ăn trực tiếp với burger, bánh mì sandwich,… hay thêm vào các món bánh pizza, pasta nướng,…
Cheddar
2.3. Cream cheese
Cream cheese còn gọi là kem phô mai có nguồn gốc từ Đan Mạch và được làm từ sữa bò hay sữa dê. Bên ngoài có màu trắng, vàng nhạt, mềm, có vị chua nhẹ và mặn, khi ăn sẽ không có cảm giác quá ngấy nên được nhiều người ưa chuộng.
Phô mai được các đầu bếp dùng để chế biến các món tráng miệng như cheese souffle, cheesecake, hay dùng ăn với bánh mì,… trang trí trên bề mặt các loại thức uống, món bánh ngọt.
Cream Cheese
2.4. Parmesan Cheese
Parmesan là loại phô mai đặc trưng nhất trong món pasta và mì Ý. Làm từ sữa bò tươi với thời gian ủ rất lâu từ 2 – 3 năm để đạt tới độ chín, tối thiểu cũng phải 1 năm. Parmesan được người dân Ý sử dụng nhiều trong các món ăn như pasta, spaghetti.
Parmesan Cheese
2.5. Emmental Cheese
Emmental Cheese với nguồn gốc có từ Thụy Sĩ và thời gian ủ tối thiểu để có phô mai ngon là 4 tháng. Sau thời gian ủ phô mai sẽ có màu vàng nhạt, vị rất dễ ăn, có vị chua nhẹ giống vị chua hoa quả. Ở Việt Nam Emmental Cheese thường được cho vào các bánh hamburger, sandwich.
Emmental Cheese
2.6. Ricotta
Ricotta cheese là phô mai có nguồn gốc từ Ý. Đặc điểm của Ricotta là nó không có vị quá béo giống các loại phô mai khác do nó được chế biến từ sữa tươi không đường, whipping cream, muối tinh, chanh và được để qua một đêm là có thể ăn được.
Ricotta
2.7. Blue Cheese
Là loại phô mai có nguồn gốc từ Pháp, khác hơn các phô mai khác Blue Cheese có những đốm màu xanh lam, đôi khi là xanh xám hoặc xanh pha màu lam trong miếng phô mai. Blue cheese thích hợp dùng để ăn kèm với hoa quả, crackers hoặc rượu vang.
Blue Cheese
2.8. Edam Cheese
Edam Cheese là tên gọi một loại phô mai của Hà Lan bắt nguồn từ vùng Edam. Đây là loại phô mai có hình dáng đặc biệt: Hình dạng quả cầu hoặc hình trụ tròn, phần thịt có màu vàng nhạt và được bọc bên ngoài bởi lớp vỏ màu đỏ. Edam cheese dễ tan, dễ thái mỏng nên được dùng làm topping cho bánh sandwich, burger.
Edam Cheese
2.9. Mascarpone Cheese
Mascarpone Cheese có nguồn gốc từ Ý và được chế biến bằng cách tách kem từ sữa và kết hợp cùng một số thành phần phụ gia có tính axit như giấm, nước chanh, axit axetic. Phô mai Mascarpone có màu trắng và mềm mịn nên thường được thêm vào trong các loại bánh.
Mascarpone Cheese
2.10. Fontina Cheese
Fontina là loại phô mai cũng đến từ nước Ý và được làm từ sữa bò. Mặc dù được sản xuất liên tục trong cả năm nhưng tuy nhiên mùa hè là lúc mà phô mai này đạt độ ngon nhất vì lúc đó, bò chỉ được cho ăn cỏ nên sữa sẽ tạo nên mùi thơm đặc trưng.
Fontina Cheese
Những lợi ích của phô mai
3.1. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Ăn phô mai giúp bổ sung đạm và chất béo, đây là một trong những cách hữu hiệu để tăng cân. Ngược lại, nếu bạn muốn giảm cân thì nên chọn phô mai ít hoặc không béo vì nó chứa ít muối nhưng lại nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bạn giảm cân nhanh chóng và hiệu quả.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
3.2. Phát triển xương và cơ
Hàm lượng khoáng chất cao có trong phô mai gồm nhiều canxi, magie, kẽm. Đây là những chất rất tốt cho sự phát triển xương khớp ở trẻ nhỏ cũng như các đối tượng ở độ tuổi vị thành niên.
Phô mai có khả năng giúp xương phát triển tốt
3.3. Ngừa sâu răng
Do có một lượng rất lớn canxi là thành phần quan trọng nhất giúp răng luôn chắc khỏe nên ăn một phần phô mai sau bữa ăn là việc đã được chứng minh có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Phô mai Con Bò Cười vị truyền thống hộp 8 miếng 112g (từ 1 tuổi)
3.4. Ngăn ngừa bệnh tim
Phô mai có các loại khoáng chất và vitamin có tác dụng điều hòa huyết áp, đồng thời chứa nhiều các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa và giúp cân bằng lượng cholesterol trong máu.
3.5. Giảm căng thẳng
Trong phô mai có chứa tryptophan, một loại axit amin thiết yếu hỗ trợ sản xuất serotonin, có thể có tác dụng làm dịu bằng cách điều chỉnh tâm trạng và mức độ lo lắng của bạn.
Phô mai Zott Toast Gourmet 200g 12 lát/gói
3.6. Nuôi dưỡng da khỏe mạnh
Phô mai có hàm lượng protein và vitamin B phong phú giúp đẩy mạnh quá trình tái tạo da, giữ cho da khỏe, mịn màng và phòng ngừa các bệnh liên quan đến da.
Phô mai giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng
3.7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp
Phô mai giúp bổ sung khoáng chất selen cần thiết cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp. Một khẩu phần ăn 100g phô mai Cheddar có thể đáp ứng tới 50% lượng selen cần thiết cho cơ thể hàng ngày, giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch và kích thích việc sản sinh hoocmon tuyến giáp của cơ thể.
Phô mai Con Bò Cười BelCube vị dâu 78g 4 viên/gói
Có nên sử dụng phô mai thường xuyên không?
Dù có nhiều lợi ích khi ăn phô mai nhưng bạn không nên ăn quá thường xuyên. Nếu quá lạm dụng việc nạp dinh dưỡng từ phô mai sẽ có thể dẫn tới nhiều hậu quả không tốt như:
- Tăng nồng độ cholesterol xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
- Gây ra những vấn đề về tiêu hóa.
- Gây đầy hơi, khó tiêu và có thể mắc chứng bệnh tiểu đường.
- Dễ khiến bé đi ngoài ra phân cứng, khó đi ngoài và cũng có thể gây đau.
Mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn khoảng 4 miếng phô mai tương đương 30g. Những đứa trẻ đang phát triển bình thường thì các mẹ nên cho trẻ ăn 1 – 2 thanh phô mai mỗi ngày. Hạn chế cho các bé có mức cân nặng quá tiêu chuẩn ăn phô mai để không gây tình trạng béo phì ở trẻ.
Phô mai Con Bò Cười Le Cube vị sữa 78g 15 viên/gói
Những lưu ý khi sử dụng phô mai cho trẻ nhỏ
5.1. Đề phòng dị ứng với đạm sữa bò
Phô mai là một món ăn có nhiều dinh dưỡng, phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng lại không phù hợp với trẻ bị dị ứng đạm động vật. Cha mẹ có thể bổ sung thêm phô mai vào các bữa ăn dặm của bé từ 6 tháng tuổi.
5.2. Lượng ăn phô mai
Để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ trên 1 tuổi ăn phô mai khoảng 60g/ngày. Đối với trẻ độ tuổi này, phô mai nên được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống, nhưng không nên thay thế sữa bột hoặc sữa mẹ.
Ăn quá nhiều phô mai thường khiến bé cảm thấy no hơi, đầy bụng. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn trước giờ đi ngủ để tránh tình trạng bé ngủ không ngon giấc về đêm.
5.3. Cách sử dụng phô mai
Phô mai có thể chế biến cùng các thực phẩm khác hoặc dùng ăn trực tiếp. Nếu bạn làm bột ăn dặm, cháo và pho mai cho trẻ, bạn nên chọn các nguyên liệu phù hợp với hương vị của pho mát, chẳng hạn như khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà, tôm,…. Nên tránh nấu với cua, lươn, mồng tơi, rau dền…
Nếu bố mẹ nấu phô mai với bột hoặc cháo cho bé, khi bột/cháo đã chín thì tắt bếp, để nguội khoảng 80°C rồi đổ phô mai vào, dầm và khuấy đều.. Đây là cách tốt nhất để phô mai không bị biến chất, giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng.
Phô mai có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đầy bụng
Hy vọng những thông tin trên sẽ cho bạn hiểu hơn về các loại phô mai và những thành phần dinh dưỡng có trong phô mai! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
1. https://www.healthline.com/nutrition/healthiest-cheese
2. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170847/nutrients
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phô mai là gì? Các loại phô mai và lợi ích đối với sức khỏe tại ibsvietnam.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.