Bạn đang xem bài viết Vải linen là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải linen tại ibsvietnam.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vải linen là một trong những chất liệu vải được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn sử dụng trong may mặc, thời trang như váy cho bé gái,… Cùng ibsvietnam.edu.vn tìm hiểu vải linen là gì và có ưu nhược điểm như thế nào qua bài viết sau nhé!
Vải linen là gì?
Vải lanh hay còn gọi là vải lanh là một trong những loại vải ra đời sớm nhất trên thế giới. Vải lanh được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, được làm từ sợi của cây lanh có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Sợi lanh được dệt chặt bằng tay nên kích thước sợi tương đối lớn, có thể nhìn thấy và cảm nhận từng sợi trên bề mặt vải.
Vải linen còn được gọi là vải lanh
Nguồn gốc vải linen
Nguồn gốc vải linen
Đặc điểm của vải linen
Đặc điểm của vải linen
Ưu và nhược điểm của vải linen
4.1. Ưu điểm
Khả năng thấm hút rất nhanh
Điểm cộng đầu tiên cho vải linen là khả năng thấm hút tốt và bay hơi nhanh, nhờ vậy đây là chất liệu được nhiều người ưa chuộng. Các sản phẩm thời trang từ vải linen sẽ giúp thấm hút mồ hôi nhanh mà không gây cảm giác khó chịu như bí bách da hay bết dính.
Đầm bé gái Canifa 1DS22S063-SY080 màu vàng
Chịu nhiệt cực kỳ tốt
Vải linen có khả năng chống chịu nhiệt rất tốt, còn tốt hơn cả vải cotton. Do đó, vào mùa hè người ta thường chọn những chất liệu vải mềm mịn, chịu nhiệt tốt và giá thành phải chăng như vải linen để sử dụng.
Đầm bé gái Haki màu xanh navy phối đáp 3 màu
Mềm mại, bóng mượt
Vải linen được dệt từ những sợi cây lanh tự nhiên nên có độ bóng mượt và mềm mại được đánh giá là cao hơn so với những chất liệu vải khác. Ngoài ra, thành phần của vải linen có sợi liên kết nên sẽ giúp vải chắc chắn hơn.
Romper bé gái Haki BL001 màu xanh dương
4.2. Nhược điểm
Dễ bị nhăn nhúm
Vải linen rất dễ bị nhăn, hư hỏng sau mỗi lần giặt là nhược điểm đầu tiên. Bạn cần lưu ý chọn cách giặt phù hợp, phơi khô, bảo quản đúng cách để tránh tình trạng này.
Đàn hồi kém
Khả năng đàn hồi của vải linen không được tốt. Đặc biệt là sử dụng lượng nhiệt cao trực tiếp khi ủi đồ sẽ vô tình làm mất tính liên kết và đàn hồi của vải khiến cho quần áo dễ bị hư hỏng.
Ma sát kém
Nhược điểm lớn nhất của vải linen là khả năng ma sát cực kém. Với kết cấu đan từ sợi cây lanh nên khi ma sát mạnh, vải dễ bị trầy xước, bề mặt vải sẽ mất đi độ bóng mượt ban đầu.
Dễ bị nhăn nhúm
Một số loại vải linen phổ biến hiện nay
5.1. Vải linen bột
Đặc tính của chất liệu vải linen bột là mềm mại và bóng mượt, cùng với đó là khả năng chịu nhiệt cao. Nhờ đó, vải tạo sự thoải mái, dễ chịu cho làn da, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, linen bột mất màu khá nhanh khi vệ sinh, giặt giũ nhiều lần vì tính dễ nhũn. Đây là loại vải được ứng dụng khá nhiều trong may mặc, rèm cửa, chăn ga, gối đệm, túi xách,…
Vải linen bột
5.2. Vải linen ướt
Chất liệu vải linen ướt cũng sở hữu sự mềm mịn như vải linen bột. Tuy nhiên, vải rất dễ bị co rút và nhão sau mỗi lần giặt. Vì thế, vải linen ướt không có sự đàn hồi cao, kéo theo đó là độ bền sẽ bị giảm sút.
Vải linen ướt
5.3. Vải linen tưng
Vải linen tưng có khả năng giữ màu vải cực kỳ tốt và sở hữu độ bền cao, chất mượt hơn so với hai chất liệu trên. Đặc biệt là độ co rút thấp nên dù giặt nhiều lần vẫn không làm vải linen tưng bị nhão. Tuy nhiên, chất liệu vải này dễ bị nhăn nên bạn cần lưu ý trong việc giặt ủi các sản phẩm từ vải linen tưng.
Vải linen tưng
5.4. Vải linen lụa
Vải linen lụa thường được biết đến với tên gọi là vải linen lanh. Đây là loại vải sở hữu hai chất liệu pha từ lanh và lụa nên có độ mềm mại cao và khả năng thấm hút ẩm tương đối tốt. Vải linen lụa thường được dùng để may khăn choàng, áo dài cách tân,…
Vải linen lụa
5.5. Vải linen xước
Vải linen xước còn được biết đến với tên gọi là vải linen đũi. Bề mặt của chất liệu này được dệt theo dạng xước đặc trưng riêng nên rất mỏng và nhẹ. Vải linen xước thường được dùng để may đồ vest mỏng, quần,…
Vải linen xước
Ứng dụng của vải linen trong đời sống
6.1. Trong ngành nội thất
Vải linen trong ngành nội thất
6.2. Trong ngành thời trang quần áo
Chất vải linen được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang bởi sự mềm mịn và khả năng chịu nhiệt tốt. Bên cạnh đó, vải linen thường có tông màu nhẹ nhàng nên cực kỳ phù hợp với những ai theo đuổi phong cách vintage.
Romper bé gái Haki màu đỏ
Một số lưu ý về vải linen
7.1. Cách nhận biết
Chất liệu vải linen có điểm khác biệt so với các chất liệu khác là sự mềm mịn, không có xơ vải và càng mềm hơn khi được giặt đi giặt lại đúng cách nhiều lần. Sau đây là một vài cách nhận biết vải linen thật:
- Vải linen không có màu trắng tinh mà thường có màu nguyên bản là trắng ngà, mộc, nâu vàng hoặc màu xám.
- Khi đốt, vải linen sẽ cháy rất chậm bởi kết cấu sợi lanh rỗng và có mùi giống như giấy cháy, sau khi đốt xong sẽ mềm như tro của sợi bông.
Cách nhận biết vải linen
7.2. Cách bảo quản
Sự khác biệt giữa lớn nhất của vải linen và những loại vải khác là sợi linen sẽ chắc hơn khi ngấm nước, chỉ cần phơi khô tự nhiên và bảo quản đúng cách là có thể sử dụng bình thường. Sau đây là cách bảo quản sản phẩm từ sợi linen:
- Không nên ủi sản phẩm từ linen quá nhiều vì độ nóng sẽ làm đứt các sợi lanh có tính đàn hồi thấp.
- Sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh để bảo quản sản phẩm từ linen một cách tốt nhất và không giặt với nước nóng trên 40 độ C.
- Giặt vải linen có màu với nước lạnh để không bị bay màu nhanh chóng.
- Sử dụng nước giặt có nồng độ thuốc tẩy thấp để tránh sản phẩm bị hư hỏng.
- Nên phơi khô sản phẩm từ linen tự nhiên trong không khí.
Cách bảo quản vải linen
7.3. Cách giặt
Đối với giặt máy
Bản chất vải linen được dệt rất chắc chắn, vì vậy bạn có thể giặt bằng máy. Nhưng vải lại có tính chất giống với cotton nên sẽ co lại sau mỗi lần giặt. Để khắc phục điều này, bạn cần chú ý đến nhiệt độ của nước không quá 40 độ và giặt bằng nước lạnh sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bảo quản quần áo bằng một số cách sau:
- Để vải không bị co lại, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ nhàng hoặc chế độ giặt đồ len.
- Điều chỉnh mực nước tối đa để quần áo di chuyển nhẹ nhàng trong nước, giữ gìn form dáng và hạn chế bị nhăn.
- Nên giặt với số lượng quần áo vừa phải để giảm tình trạng nhăn nhúm của vải linen.
- Khi giặt, bạn chia đồ sáng màu và đồ tối màu để hạn chế dây màu vào những quần áo khác.
- Không giặt quần áo làm từ vải lanh bằng nước nóng sẽ rất dễ làm vải bị giãn.
Bản chất vải linen được dệt rất chắc chắn, vì vậy bạn có thể giặt bằng máy
Đối với giặt tay:
Bạn không nên vò hoặc chà xát mạnh tay để tránh gây xù vải. Nếu những chất bẩn cứng đầu thì có thể ngâm trong nước giặt pha loãng 15 phút trước khi giặt. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh gây mòn vải vì sợi linen là sợi vải tự nhiên nó sẽ rất dễ bị hư hỏng và giữ sạch xà phòng trước khi phơi.
Bạn không nên vò hoặc chà xát mạnh tay để tránh gây xù vải
7.4. Cách ủi
Vải linen có bề mặt nhăn tự nhiên, vì vậy bạn không cần mất quá nhiều thời gian ủi đồ. Tuy nhiên, nếu muốn vải bớt nhăn hơn, bạn hãy dùng bàn ủi hơi nước và điều chỉnh nhiệt độ không quá 200 độ C.
- Ủi lần lượt từng lớp vải, không để thân trước và thân sau dính vào nhau.
- Khi bề mặt đã có dấu hiệu khô đi, hãy xịt một chút nước lên vải.
- Nếu trên quần áo có họa tiết, bạn nên ủi mặt trái hay mặt bên trong của họa tiết.
- Bạn chỉ cần làm phẳng các vết nhăn trên bề mặt vải, không cần phải ủi quá khô.
Vải linen có bề mặt nhăn tự nhiên, vì vậy bạn không cần mất quá nhiều thời gian ủi đồ
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vải linen là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải linen tại ibsvietnam.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.